Cách tính toán số lượng đèn chiếu sáng cần dùng
Ngày đăng: 28/06/2024
Khi lắp đặt đèn thông minh chiếu sáng cho nhà ở, bên cạnh việc chọn đúng loại đèn thì khâu tính toán chiếu sáng cũng vô cùng quan trọng. Việc cung cấp độ sáng sao cho phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan của căn phòng cũng như thị giác của người dùng. Vậy làm thế nào để tính toán chính xác số lượng đèn chiếu sáng cần dùng? Hãy cùng FPT Smart Home tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Với bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách tính độ rọi LUX, quang thông lumen và số lượng đèn LED chiếu sáng cần dùng trong khu phòng nhằm tránh lãng phí điện năng và đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng.
1. Hiểu rõ Watt, Lumen và Lux
Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính toán chiếu sáng sao cho hợp lý, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trước 3 thông số thông dụng này. Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 3 thông số Watt, lumen và lux khi đánh giá độ sáng của đèn, vậy thì 3 thông số này là gì?
- Watt là đơn vị chỉ công suất, dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một thiết bị.
- Lumen là quang thông, là thuật ngữ kỹ thuật về độ sáng của đèn, quang thông càng lớn thì đèn sẽ càng sáng.
- Lux là sản lượng ánh sáng đo được trên một mét vuông, tức là lumen/m2. Hầu hết trong bảng thông số kỹ thuật của các thiết bị đèn LED đều đề cập đến 3 thông số trên.
Thông thường, để tính toán mức độ chiếu sáng cho một căn phòng, người ta thường dùng thông số lumen. Sau đó mới đến các yếu tố khác như: số lượng đèn, loại đèn, nhiệt độ màu ánh sáng và công suất watt,... Vì thế mà Lumen trở thành thước đo phổ biến nhất về mức độ chiếu sáng của nhiều thiết bị khác nhau.
2. Cách tính số lượng đèn cần dùng
Công thức để tính toán số lượng đèn chiếu sáng cần dùng thường chỉ mang tính tương đối, mức độ sáng của đèn còn phụ thuộc vào loại đèn bạn sử dụng, cách bài trí trong căn phòng và màu sắc của nội thất. Sẽ có 2 vấn đề sau đây bạn cần phải quan tâm khi tiến hành tính toán mức độ chiếu sáng cho căn phòng của mình:
2.1 Diện tích mặt bằng
Diện tích không gian phòng cần lắp đặt đèn chiếu sáng: S = Chiều dài x chiều rộng
2.2 Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia thiết kế chiếu sáng
Không phải không gian nào cũng sẽ yêu cầu mức độ chiếu sáng như nhau, mức độ chiếu sáng trong một phòng trưng bày sẽ khác với phòng thư viện, hay như phòng học sẽ cần nhiều ánh sáng hơn là phòng ngủ,... Vì vậy, tham khảo ý kiến từ đội ngũ kỹ sư lắp đặt là điều hết sức nên làm, dưới đây là một vài mức độ chiếu sáng tiêu chuẩn đã được tính toán từ các chuyên gia:
-
Phòng hội nghị, phòng họp: 500lx (tức là 500lumen/1m²)
-
Lớp học: 300lx
-
Cầu thang, hành lang của các tòa chung cư, cao ốc: 750lx
-
Phòng ngủ: 150lx
-
Phòng khách gia đình: 150 - 300lx
-
Phòng bếp gia đình: 400 - 800lx
-
Phòng tắm: 400 - 800lx
Quy chuẩn: 1 Lux(lx) = 1 lumen/m2
Công thức tính toán số lượng đèn cần dùng để chiếu sáng như sau:
Độ rọi (lumens/m2 = lux) = Công suất đèn (w) x Quang thông (lm/w) x Số lượng đèn sử dụng / Diện tích cần chiếu sáng (m2)
=> Số lượng đèn cần dùng = Diện tích cần chiếu sáng x độ rọi tiêu chuẩn / Công suất đèn x quang thông
3. Một vài lưu ý khi tính toán chiếu sáng
Việc tính toán chiếu sáng cho mỗi căn phòng không chỉ dựa vào thông số lumen mà có dựa vào màu sắc và sự phân bố của nội thất, cụ thể trong một vài trường hợp như sau:
-
Màu sắc của tường và nội thất: sử dụng loại đèn có độ sáng lớn hoặc sử dụng nhiều đèn hơn nếu không gian có tường và nội thất tối màu hay có chất liệu gỗ.
-
Chiều cao của trần nhà: nếu trần nhà cao hơn so với mức thông thường thì sẽ cần nhiều đèn hơn.
-
Sự phân bố nội thất trong căn phòng: nếu trong phòng có nhiều đồ nội thất hay các vật dụng được thiết kế cầu kì phức tạp thì sẽ cần nhiều độ sáng hơn cho căn phòng.
-
Chọn loại đèn phù hợp: sử dụng nhiều đèn công suất nhỏ phân bố hợp lý sẽ mang lại hiệu quả ánh sáng tốt hơn là một chiếc đèn chiếu sáng công suất lớn.
-
Lựa ánh sáng đèn phù hợp với từng không gian: ví dụ như phòng khách cần phải chọn những loại đèn phù hợp có thể hài hòa với thiết kế của căn phòng, bên cạnh đó có thể kết hợp hoàn hảo với ánh sáng tự nhiên làm cho căn phòng trở nên bừng sáng hơn. Hay trong phòng ngủ sẽ cần những loại đèn có ánh sáng dịu nhẹ, không gây lóa mắt, giúp chúng ta thư giãn hơn.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về cách tính toán chiếu sáng cho căn nhà của bạn. Bên cạnh đó bạn cần phải có sự tính toán chính xác hơn từ các chuyên viên và đội ngũ kỹ sư khảo sát để đưa ra kết quả cụ thể nhất, đặc biệt là những hộ gia đình sử dụng giải pháp chiếu sáng thông minh.
Khi khách hàng chọn FPT Smart Home là đơn vị cung cấp thiết bị nhà thông minh, sẽ có đội ngũ kỹ sư dày dặn chuyên môn thi công cho đa dạng loại hình nhà ở xuống tận nơi để khảo sát và tư vấn. Sau khi đã có các thông số thực cũng như thực trạng và mong muốn từ phía gia chủ, đội ngũ kỹ sư sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ và trình bày phương án chiếu sáng phù hợp nhất cho từng khu phòng. Vì thế mà bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các giải pháp từ FPT Smart Home. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn nhé.